Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Các loại van điều khiển thường sử dụng

Van điều khiển là loại van tự động được điều khiển bằng khí nén hoặc bằng điện. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại van điều khiển của các hãng khác nhau, do đó để lựa chọn được loại van vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng vừa tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao là điều không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ phân loại các loại van điều khiển thường được sử dụng trong thực tế có thể lựa chọn theo nhu cầu sản xuất thực tế. 
Trong thực tế ta thường bắt gặp van điều khiển bằng khí nén và van điều khiển bằng điện. Tuy nhiên đó là cách phân loại theo nguyên lý điều khiển. Phân loại theo kiểu van ta có các dạng van được điều khiển tự động như sau: Van bi, van cầu, van bướm, van một chiều, van cổng, van dao, van góc...Để lựa chọn van sử dụng cho mục đích cụ thể ta có thể xem qua ưu khuyết điểm của một số loại van sau.

Van bi
  • Ưu điểm: Chịu áp lực cao, độ an toàn cao, vật liệu đa dạng có thể thích ứng với nhiều môi trường làm việc, kích thước nhỏ gọn có thể lắp đặt ở nhiều vị trí hẹp. Tuổi thọ sử dụng lâu dài.
  • Khuyết điểm: Chi phí đầu tư cũng hơi cao
Van bướm
  • Ưu điểm: Thay thế và lắp đặt dễ dàng, chống ăn mòn tốt, ron được thiết kế với độ làm kín cao, độ an toàn khi sử dụng lớn.
  • Khuyết điểm: Kiểu lắp bị hạn chế do có hai kiểu: Lắp bích hoặc lắp kẹp
Van cầu 

  • Ưu điểm: Đóng mở nhanh hơn, cấu trúc và kiểu dáng đế van tạo độ tin cậy cao, có thể kiểm soát dòng chảy bất kỳ góc độ nào, đóng mở dương. 
  • Khuyết điểm: Đế van mau mòn khi đóng mở van thường xuyên. 

Van nút
  • Ưu điểm: Thường kích thước nhỏ, ít yêu cầu độ thông thủy và thường có nhiều loại vật liệu. Đóng kín, mở nhanh và độ tụt áp thấp. 
  • Nhược điểm: Do lực ma sát cao do đó yêu cầu lực lớn để quay tay. Ít được sử dụng trong yêu cầu tiết lưu dòng chảy. Đối với kích thước đường ống danh định từ 4" trở lên yêu cầu phải lắp thêm actuator. 
Van cổng 
  • Ưu điểm: Độ tụt áp thấp khi mở hoàn toàn và độ làm kín cao.
  • Khuyết điểm: Rung động cao, đê van dễ mòn ở điều kiện thường xuyên đóng mở. Độ phản hồi thấp và yêu cầu lực tác động lớn.
Van màng
  • Ưu điểm: Màng hoàn toàn giúp các chi tiết bên trong van cách ly từ chất lỏng. Cấu trúc đơn giản, dễ vận hành và bảo trì
  • Khuyết điểm: Không dùng cho áp suất và nhiệt độ cao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét